ĐỘ CỨNG CỦA NƯỚC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Độ cứng của nước là gì?
Độ cứng của nước được định nghĩa đơn giản nhất là loại nước có tổng lượng muối Ca và Mg được hòa tan trong nước vượt qua mức cho phép. Độ cứng của nước có 2 loại là độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu.
Độ cứng tạm thời có thể được giảm đi bằng phương pháp nào đó còn độ cứng vĩnh cửu thì không, nó cứ tồn tại ở trong nước như vậy. 
Nước mà vừa mang tính cứng tạm thời, vừa mang tính cứng vĩnh cửu được gọi là nước cứng toàn phần. Thành phần của nước cứng toàn phần gồm có các muối: CaSO4, Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, muối MgCl2, CaCl2 và MgSO4.
Nguyên nhân gây ra độ cứng của nước:
 Là do sự hòa tan các ion on Ca2+ Mg2+... từ các lớp đất, đá, đá vôi, trầm tích... Nước ở các vùng gần núi đá vôi thường có độ cứng cao.
Độ cứng của nước thường được biểu thị bằng CaCO3 có thể phân loại như sau:
CaCO3 <50 mg/l là nước mềm 
CaCO3 ~ 150mg/l là nước cứng ở mức độ trung bình
CaCO3 >300 mg/l là nước rất cứng và sử dụng gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dùng

ĐỘ CỨNG LÀ GÌ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐỘ CỨNG

Tiêu chuẩn độ cứng của nước 
a. Độ cứng của nước uống là bao nhiêu?
Độ cứng của nước uống và độ cứng của nước dùng cho sinh hoạt sẽ khác nhau. Điều này sẽ được căn cứ vào Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia tương ứng. 
Đối với nước ăn uống, Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT quy định mức độ tối đa cho phép là 300mg/ l. 
b. Độ cứng của nước sinh hoạt là bao nhiêu?
Độ cứng của nước sinh hoạt được quy định rõ trong QCVN 02: 2009/ BYT (Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng nước sinh hoạt). Tối đa là 350mg/ l. 
Có thể bạn chưa biết: “Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) là khác nhau. Hệ thống tiêu chuẩn mang tính khuyến khích còn Quy chuẩn mang tính bắt buộc.”
Một số biểu hiện và tác hại của nước cứng:

Nước cứng gây ảnh hưởng đến đời sống

  • Nước cứng chứa nhiều Mg sẽ có vị đắng
  • Khi đun sôi sẽ tạo ra những kết tủa CaCO3 hoặc MgCO3.
  • Khi hòa tan xà phòng trong nước cứng sẽ có rất ít bọt.
  • Các dụng cụ chứa nước thường xuyên bị mảng bám, cặn...
  • Các thiết bị thường xuyên tiếp xúc với nước cũng hay bị hoen gỉ, xỉn màu, bám cặn trắng.
  • Nước cứng còn ảnh hưởng tới thực phẩm và đồ uống nước cứng có thể gây ra các tác động sau: nước không có vị thanh, trà và cà phê nổi váng, thức ăn lâu chín,…

Nước cứng không chỉ khiến thực phẩm, đồ uống giảm độ ngon, mà còn làm giảm tuổi thọ sản phẩm có tiếp xúc với nước. Vì vậy cần kiểm soát nguồn nước bằng cách thường xuyên đánh giá và kiểm tra độ cứng và độ pH của nước để đảm bảo nguồn nước bạn dùng có an toàn. 

Thường xuyên kiểm tra tình trạng độ cứng nước dùng

(Sưu tầm)

 

[Quay lại]



Các tin liên quan

NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN DỤNG CỤ ĂN UỐNG

Sử dụng bột rửa bát như thế nào?

Bột rửa bát có hại cho sức khỏe người dùng hay không?

Thành phần chủ yếu của bột rửa bát gồm những gì?

BIỆN PHÁP XỬ LÝ NHỮNG SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG MÁY RỬA BÁT

094.266.8333
1900 8144